.

Nâng xoang hàm khi trồng răng implant có an toàn không

Những trường hợp mất răng qua lâu, do viêm nha chu hay chấn thương,… sẽ gây ra hiện tượng tiêu xương, làm kích thước và chất lượng xương hàm bị hạn chế, sóng hàm mỏng, không đủ điều kiệm để giữ cho răng implant vững chắc. Trong trường hợp này, bạn cần phải nâng xoang hay ghép xương trước khi tiến hành trồng răng implant .

Nâng xoang hàm khi trồng răng  implant

Khi cấy ghép răng ở vùng răng trong của hàm trên, một điều cần lưu ý là chiều cao xương hàm, vì giới hạn trên của chiều cao này là đáy xoang hàm trên. Việc nâng xoang hay nâng nền xoang hàm trên là một quá trình phẫu thuật để hỗ trợ làm tăng số lượng xương ở vùng răng trong của xương hàm trên, vùng từ răng tiền hàm đến răng hàm (từ răng số 4 đến răng số 8), bằng cách thay thế một phần thể tích xoang hàm. Việc cấy ghép răng có thể được tiến hành cùng lúc với nâng xoang, hoặc có thể bạn phải đợi một thời gian một vài tháng sau đó.

Có 2 thủ thuật nâng xoang thông dụng được chỉ định khi trồng răng implant

– Nâng xoang hở: Bác sĩ mở nướu ở vùng bên sóng hàm mất răng để bộc lộ xương hàm, tiếp theo tạo 1 cửa sổ nhỏ đi vào vùng xoang hàm và ghép nó với xương bệnh nhân hoặc xương nhân tạo. Sau khi thêm xương vào khu vực ghép, cửa sổ được đóng lại và chỉ việc đợi xương phục hồi sẽ tiến hành trồng răng implant .
Nâng xoang hàm khi cấy ghép implant
– Nâng xoang kín: trong trường hợp thiếu ít xương, các bác sĩ nha khoa sẽ tạo ra một lỗ nhỏ qua sóng hàm của phần mất răng, sau đó cho bột xương từ từ vào để lấp đầy khoảng trống được nâng. Trong trường hợp này có thể cấy Implant cùng lúc.

Kỹ thuật ghép xương khi trồng răng  implant

Nâng xoang hàm khi cấy ghép implant
Trong kỹ thuật này có thể dùng xương của chính bạn (xương cằm, xương góc hàm hoặc xương chậu) nhưng thường là dùng bột xương nhân tạo. Tùy tình trạng cụ thể, sức khỏe của bạn mà bác sĩ có thể quyết định đặt implant ngay hay phải đợi một thời gian từ 1 đến 6 tháng cho vùng ghép xương lành và ổn định.
Để thực hiện ghép xương ổ răng, các bác sĩ trong ngành nha khoa thường sử dụng 2 kiểu ghép xương chuyên dụng là ghép xương tự thân và ghép xương nhân tạo.
– Ghép xương nhân tạo: Thành phần chính của xương nhân tạo là Hydroxy apatite hoặc Beta-tricalcium photphate, có thể tự tiêu tan. Đây là một dạng bột xương sinh học được phép ghép vào khoảng thiếu xương nơi cần cấy implant, tạo khoảng trống cho xương tự phát triển, sau đó xương nhân tạo này sẽ tự tiêu tan.
– Ghép xương tự thân: xương được lấy ra từ một phần khác của chính cơ thể bệnh nhân ghép vào nơi thiếu xương. Kiểu ghép xương này thường là có thể thấy trước được kết quả bởi vì nó đã là một thành phần đang hoạt động của cơ thể bệnh nhân. Đây là kỹ thuật có tỉ lệ thành công rất cao. Nhưng thường bác sĩ sẽ khuyên bạn chọn bột xương nhân tạo.
Xem thêm :
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét