Việc khám răng trẻ em định kỳ không chỉ giúp bảo vệ, điều trị bệnh răng miệng mà còn giúp phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra với trẻ.
Trẻ bắt đầu mọc răng khi được 5 – 6 tháng tuổi, khoảng 3 tuổi thì bộ răng sữa của trẻ sẽ hoàn thiện gồm 20 răng sữa. Đến 6 tuổi, các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc và trong giai đoạn từ 6 – 13 tuổi các răng sữa dần được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Các răng sữa được chăm sóc tốt, sẽ tạo nền tảng tốt cho các răng vĩnh viễn.
Vì sao nên khám răng trẻ em định kỳ?
Việc khám và chăm sóc răng trẻ em định kỳ sẽ giúp theo dõi chính xác tình trạng phát triển của răng trẻ và phát hiện ra những bất thường về răng (thiếu mầm răng, thiếu chỗ mọc răng, răng dư) những bất thường về nướu (thắng môi, thắng lưỡi bám thấp gây cản trở phát âm) hoặc những bất thường về xương hàm như cung hàm bị hẹp… Từ đó sẽ có những biện pháp can thiệp hoặc phòng ngừa giúp cho các răng vĩnh viễn mọc ngay ngắn. Các bác sĩ nha khoa khuyên nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa ít nhất 6 tháng/ lần, đừng nên để răng các bé bị sâu rồi mới đưa đi khám.
Khám răng cho trẻ tiến hành như thế nào?
Trước tiên bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá tổng thể sức khỏe răng miệng của bé, hướng dẫn phụ huynh cách làm sạch răng thích hợp nhất để vệ sinh răng miệng, bảo vệ răng của con mình.
Lấy vôi răng giúp loại bỏ những mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng của trẻ, giúp phòng ngừa viêm nướu và viêm nha chu.
Trám Sealant giúp bít những hố rãnh tự nhiên trên bề mặt răng nhằm ngăn chặn sự phát triển và hình thành của vi khuẩn giúp ngăn ngừa sâu răng cho trẻ.
Tiến hành chỉnh nha sớm nếu răng trẻ có những dấu hiệu lệch lạc như thưa, hô, móm,…
Chăm sóc răng trẻ em tại nhà
Bên cạnh việc kiểm tra răng miệng định kỳ, việc chăm sóc răng răng miệng cho trẻ tại nhà cũng rất quan trọng.
Đối với những trẻ chưa tự chải răng được, cha mẹ cần giúp trẻ chải răng hoặc dùng gạc làm sạch răng cho bé.
Khi trẻ lớn hơn, bạn nên hướng dẫn trẻ tự chải răng sau mỗi bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.
Tập cho trẻ tránh những thói quen xấu ảnh hưởng đến cấu trúc hàm và sự phát triển của răng sữa như: ăn nhiều kẹo, nhai nước đá, mút tay, cắn vật cứng.
Xem thêm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét